Cms wordpress là gì, cms wordpress là gì, jetpack wordpress là gì, plugin wordpress là gì, widget wordpress là gì, portfolio wordpress là gì, theme wordpress là gì, theme wordpress là gì, taxonomy wordpress là gì. Ngày nay, việc sở hữu một trang blog hay website đã trở nên dễ dàng với sự phát triển của các mã nguồn mở cũng như các dịch vụ hỗ trợ. WordPress là một trong những mã nguồn được sử dụng nhiều nhất bởi khả năng tùy biến cao, dễ sử dụng với những tính năng nâng cao và không thua bất kỳ một website chuyên nghiệp nào. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về wordpress trong bài viết dưới đây.
1/ WordPress là gì?
1.1/ Wordpress ngôn ngữ
WordPress là một mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện nay. WordPress xuất hiện từ năm 2003 do Matt Mullenweg sáng lập. Tuy nhiên, cái tên WordPress do bạn của Matt Mullenweg là Christine Selleck đề xuất.
1.2/ Tính năng wordpress
Nói một cách đơn giản đó là một công cụ giúp bạn làm một trang web, blog hoặc tin tức cho riêng bạn. WordPress có rất nhiều tính năng, tương đối dễ sử dụng (những người không am hiểu về lập trình web vẫn có thể làm được). Rất nhiều Website nổi tiếng đang sử dụng WordPress làm nền tảng để phát triển như CNN, Ebay, Bata,….
2/ Các thành phần của WordPress gồm những gì
2.1/ Themes wordpress là gì
- Themes WordPress (WordPress template): Là giao diện của website/blog sử dụng WordPress. Có rất nhiều themes wordpress, bao gồm miễn phí và trả phí. Bạn có thể tha hồ lựa chọn themes phù hợp với mình để xây dựng website.
2.2/ Plugin wordpress là gì
- WordPress Plugin: Đây là các thành phần mở rộng của WordPress. Những Plugin này do chính những người trong nhóm sáng lập WordPress viết ra hoặc cũng có thể do người dùng tự viết và chia sẻ.

Ngoài ra, WordPress còn có các thành phần như:
- Widget: Là một dạng Modul kéo thả, có thể tùy biến ở nhiều vị trí của website/blog của bạn. Widget này được viết kèm theo Themes, hỗ trợ theo Plugin hoặc chúng ta có thể tự viết bằng mã PHP, HTML.
- Tag: Đó là các từ khóa chính cho Trang và Bài viết trên website của bạn giúp cho việc tìm kiếm trang website/blog của bạn dễ dàng hơn.
3/ Cấu trúc cơ bản của bộ quản trị WordPress là gì
3.1/ Bộ quản trị Wordpress gồm các phần sau:
- Dashboard: Tổng quan về quản trị WordPress, bao gồm thông tin tóm tắt về website WordPress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ wordpress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.
- Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin có bản mới.
- Posts: Quản lý bài viết, tag và danh mục (category).
- All posts: Quản lý tất cả các bài viết.
- Add new: Đăng bài viết mới.
- Categories: Quản lý tất cả các danh mục.
- Tags: Quản lý tất cả các Post Tag.
- Appearance: Quản lý giao diện.
- Plugins: Quản lý các thành phần mở rộng.
- Settings: Thiết lập các tùy chọn
4/ Ưu điểm và nhược điểm của WordPress Website là gì
4.1/ Ưu điểm wordpress là gì
- Chi phí thấp: Bạn chỉ cần thanh toán tên miền và web hosting. Phần mềm WordPress, theme WordPress và plugin WordPress bạn có thể chọn các bản miễn phí.
- Dễ cài đặt và cập nhật: Không như những hệ quản trị nội dung khác, WordPress không cần bất kỳ cấu hình đặc biệt nào, và bạn có thể cập nhật trong 1 click.
4.2/ Quản trị wordpress
- Quản trị đơn giản: Bạn không cần biết kiến thức lập trình khi tạo website bằng WordPress. Các tác vụ thường ngày của bạn chỉ xoay quanh việc viết và chỉnh sửa bài viết, upload và sửa hình ảnh, quản lý người dùng, cài đặt pluggin hoặc themes.
- Giao diện tùy chỉnh: Với hàng ngàn WordPress themes có sẵn bạn có thể dùng để thiết kế webssite cho bạn.
- Tính năng riêng: Bạn có thể dùng plugin cho tất cả các tác vụ bạn cần để tăng khả năng vận hành cho website.
- Cộng đồng hỗ trợ: WordPress có một cộng đồng toàn cầu lớn nhất, với forum trợ giúp vô cùng hữu hiệu. Nếu bạn không biết gì, hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào, bạn có thể dễ dàng nhận trợ giúp.
4.2/ Nhược điểm wordpress là gì
- Mức độ an ninh chưa tốt.
- Các Theme đẹp hầu hết phải trả phí
- Sản phẩm bên thứ 3: Vì plugin WordPress và theme được phát triển bởi lập trình viên bên thứ 3, nó có thể gây ra lỗi. Trước khi cài đặt plugin mới hoặc theme mới, luôn luôn đọc kỹ đánh giá và mô tả để bạn không phải chọn nhầm một plugin hay themes không tốt.
- Thời gian tải trang: Nếu bạn có quá nhiều plugin, site có thể bị chậm. Cài đặt caching plugin thường giải quyết được vấn đề này.
Qua bài viết này, có lẽ các bạn đã hình dung được WordPress là gì? Sử dụng làm gì và tại sao chúng ta nên sử dụng nó. Nếu bạn muốn
làm web bằng wordpress đẹp với giá rẻ cho riêng mình thì hãy liên lạc để mua
hosting wordpress nhé.